Thực trạng nguồn nước hiện nay và vai trò của nước đối với cơ thể con người

I. Thực trạng nguồn nước hiện nay.

Ngày nay khi mà xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp cũng tăng lên, các hệ thống xử lý không đủ để giải quyết, kèm theo thói quen xả rác thải của một số người dân chưa có ý thức đã làm nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo thống kê của Bộ Y tế và NN&PTNT thì trung bình mỗi năm, Việt Nam có đến khoảng 9.000 người chết vì nguồn nước không sạch và điều kiện vệ sinh kém; Trên 100.000 trường hợp mắc ung thư mới, WHO cũng cho biết, tại Việt Nam có khoảng 44% trẻ nhỏ bị nhiễm giun sán, 27% trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, được phát hiện mà một trong những nguyên nhân chính là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

Xem thêm:

Tại một số địa phương, tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước như tiêu chảy do nước nhiễm bị khuẩn ecoli, viêm da, hoặc các bệnh đau mắt ngày càng nhiều, và có khả năng lây lan thành dịch bệnh.

Ngoài vấn đề về sức khỏe thì việc kinh doanh, sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng do nguồn nước ô nhiễm…

Ở các thành phố, rác thải sinh hoạt được vứt lung tung, ngổn ngang làm tắc đường cống, nước không thoát được, nên cứ mỗi trận mưa đến ngừời ta lại phải đi thông cống để thoát nước. Những con sông Nhuệ, sông Tô Lịch đen kịt, bốc mùi hôi vì rác thải.

Ở nông thôn do điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, cơ sở lạc hậu, các chất thải sinh hoạt và cả gia súc, gia cầm chưa qua xử lý đã thấm xuống các mạch nước ngầm, nếu sử dụng nước ngầm không xử lý sẽ có khả năng mắc các bệnh do nước gây ra. Tình trạng người dân sử dụng tràn lan thuốc bảo vệ thực vật và phân bón, phát triển ồ ạt đàn gia súc gia cầm với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, không kiểm soát được, cùng với sự phát triển của các làng nghề không theo quy hoạch, chất thải kim loại nặng thải ra ao, hồ, kênh, mương như hiện nay đang ở mức báo động.

Đối với người ở gần các khu công nghiệp sẽ biết nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt hàng ngày: ô nhiễm, bốc mùi, lo lắng về nguồn nước sử dụng hàng ngày có đảm bảo, sinh ra bệnh tật và còn nhiều những nỗi lo khác…Hàng trăm đơn vị sản xuất lớn nhỏ, hàng tấn nước thải rác thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp vào đường ống, các chất ô nhiễm hữu cơ, các kim loại còn nguyên trong nước đã thâm nhập vào nguồn nước.

II. Vai trò của nước đối với cơ thể con người.

Theo như bạn đã biết, Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, Nước giữ vai trò quan trọng trong cơ thể con người như: Duy trì nhiệt độ cơ thể, Chuyên chở chất dinh dưỡng và ôxy nuôi tất cả tế bào; Giúp chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng, cần thiết cho các chức năng cơ thể; Loại bỏ các chất thải của cơ thể qua hệ tiết niệu, da, ruột, hơi thở và hàng loạt các vai trò khác…

Nước giúp cho tất cả các tế bào, cơ quan và mô điều chỉnh nhiệt độ và duy trì các chức năng cơ thể. Kể cả khi bạn không vận động thì cơ thể bạn cũng mất nước qua hơi thở, đổ mồ hôi hay tiêu hóa, bạn cần phải bù nước bằng cách uống nước, ăn rau hay các thực phẩm có chứa nước. Sau đây là 10 vai trò quan trọng của nước đối với cơ thể:

  1. Thải độc tế bào

Nước khi đi vào cơ thể sẽ tồn tại ở dạng phân tử, đi đến từng tế bào và thực hiện chức năng thải độc, nước sẽ lấy đi các chất thải độc hại ở tế bào, cung cấp oxy và các chất khoáng cần thiết

  1. Giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng

Việc thức ăn đưa vào cơ thể sẽ có một chuỗi phản ứng hóa học tại nhiều cơ quan để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đầu tiên là ở dạ dày thức ăn được tiêu hóa bằng enzyme, dịch tiêu hóa, các chất dinh dưỡng hay độc hại sẽ được ruột, gan và thận xử lí rồi chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hoạt động khỏe mạnh. Trong suốt quá trình đó, nhân tố vận chuyển, dung môi của phản ứng hóa học là nước vì thế vai trò của nước đối với cơ thể rất quan trọng

  1. Làm trơn các khớp xương

Nước chiếm 31% cấu tạo của xương, ngoài ra nước còn đóng vai trog là chất làm trơn cho các khớp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru, tránh gây tổn thương cho xương.

  1. Làm sạch phổi

Phổi cung cấp oxy cho máu đi nuôi cơ thể và thải ra khí CO2, tiếp nhận không khí từ môi trường bên ngoài dễ bị lẫn bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn, chưa kể đến thói quen hút thuốc lá làm tổn thương phổi. Nước lúc này đóng vai trò là chất gột rửa cho phổi khỏe mạnh, giúp thanh lọc phổi làm việc khỏe mạnh.

  1. Cấu thành nên bộ não

Não là cơ quan thành phần nước nhiều nhất, khi cơ thể thiếu nước, não sẽ chủ động rút nước từ các cơ quan để nuôi mình, báo hiệu rằng cơ thể đang khát, thậm chí sẽ ngất xỉu nếu cơ thể không cung cấp đủ nước kịp lúc. Nước là chất cấu thành nên tế bào não 80% là nước. Để cơ thể khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn cần cung cấp đủ nước cho cơ thể đê não không rơi vào trạng thái thiếu nước, sẽ rất nguy hiểm.

  1. Giúp phát triển cơ bắp

Bạn muốn phát triển cơ bắp khỏe mạnh, hãy quan tâm đến lượng nước uống hằng ngày vì đến 75% cơ bắp là nước, các chứng mỏi cơ, rã rời không thể tiếp tục làm việc đều do cơ bắp bị mất nước mà ra.

  1. Chiếm 83% của máu

Máu vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy đi nuôi cơ thể và lấy đi các chất thải là một vòng tuần hoàn khép kín, chỉ bị ảnh hưởng khi chúng ta bị tai nạn hoặc cơ thể thiếu nước. Đơn vị cấu thành nên máu là hồng cầu, mà thành phần chính của hồng cầu là nước nên hoàn toàn có thể nói cung cấp đủ nước máu sẽ lưu thông hiệu quả, nhịp nhàng hơn.

  1. Điều hòa nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ cân bằng trong cơ thể là 37 độ C. Khi nhiệt độ môi trường biến đổi đột ngột, sự thích nghi của cơ thể dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà nhân tố đóng vai trò quan trọng lúc này chính là nước.

Cụ thể cơ thể sẽ toát mồ hôi khi nhiệt độ nóng lên, giữ cho da ẩm ướt, tránh hơi nóng làm khô da, cháy da. Còn khi nhiệt độ giảm xuống các mạch máu sẽ co lại, cơ thể phản ứng bằng cách run để tăng nhiệt độ bên trong giữ ấm cho cơ thể, các cơ quan sẽ ngưng hoạt hạn chế hoạt động, dồn năng lượng để giữ ấm.

  1. Vận chuyển oxy, tăng tỷ lệ trao đổi chất

Một vai trò của nước đối với cơ thể nữa là vận chuyện oxy, chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Nước khi vào cơ thể sẽ được dạ dày phân tách thành các phân tử nhỏ hơn để dễ dàng thẩm thấu, ruột non sẽ thực hiện chức năng thẩm thấu nước và các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Trong đó nước nhận nhiệm vụ hòa tan và vận chuyển chất dinh dưỡng, kể cả oxy đến nuôi tế bào.

  1. Bảo vệ các cơ quan quan trọng

Nước có trong rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể nên nước đóng vai trò như người bảo vệ đối với cơ thể, từ giữ ẩm cho bề mặt da, cho mắt đến thải độc từng tế bào, bất kì cơ quan nào cũng tìm thấy chức năng của nước, có thể thấy vai trò của nước đối với cơ thể quan trọng như thế nào.

Vậy mỗi ngày chúng ta phải uống bao nhiêu nước là đủ và uống nước vào thời điểm nào thì tốt? Lượng nước uống vào trong cơ thể phải ít nhất là 0,4% trọng lượng của cơ thể. Khi nghỉ ngơi hay suy nghĩ cũng cần phải uống nước, không để đến lúc khát mới uống, nên uống từng ngụm nhỏ. Khi đi ra ngoài hãy tập thói quen mang nước theo bên mình. Chú ý một số thời điểm quan trọng cần uống nước:

  • Sau khi ngủ dậy uống một cốc nước ấm sẽ đánh thức và làm ấm cơ thể, giúp rửa ruột.
  • Uống nước trước khi ăn sáng sẽ làm giảm lượng calo hấp thu trong ngày.
  • Thời điểm từ 7-9 giờ nên uống nhiều nước.
  • Trước khi ăn 30 phút nên uống một cốc nước
  • Trước khi tắm 30 phút.
  • Uống nước trước khi đi ngủ sẽ đưa cơ thể về trạng thái thư giản, góp phần tái tạo tế bào và hỗ trợ các cơ quan hoạt động buổi đêm.

Bài viết trên đây đã phần nào giúp chúng ta hiểu được thực trạng nguồn nước hiện nay và vai trò của nước đối với cơ thể. Tuy nhiên, không phải nước uống nào cũng có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn đúng nước uống trước khi tiếp nhận vào cơ thể mình. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm bài viết về “Nước uống như nào là có lợi cho sức khỏe” nhé.